Đăng bởi: Craig Tran, trong 

Nền Tảng Tiếng Anh Với Cardlish

Bộ Thẻ Âm Vần Tiếng Anh >>

Nơi mọi từ vựng bắt đầu.

Học tiếng Anh cũng tương tự như xây dựng. Phàm khi người ta muốn xây dựng một cái gì đó to lớn, chắc chắn họ sẽ đặt trọng tâm vào nền móng. Để xây một tòa nhà chọc trời Landmark 81 ở Thành Phố Hồ Chí Minh, người ta đã phải chuẩn bị cho một nền móng với bề sâu 8,4m và đổ hơn 17,000 khối bê tông với hơn 5000 tấn thép. Còn khi làm cái nhà tranh thì cùng lắm đào 4 cái lỗ sâu độ 30-40 cm dựng cột là cùng.

Cũng tương tự như xây nhà học tiếng Anh nếu học có nền tảng thì mình sẽ học được nhiều, được cao hơn. 

Ở đây chúng tôi tập trung vào xây dựng một nền tảng tiếng Anh. 

Sau lớp này bạn sẽ có một nền tảng tiếng Anh dựa trên:

  • Ngữ âm và cách phát âm.
  • Cách viết của các âm.
  • Cách đánh vần tiếng Anh như tiếng Việt.
  • Biết tách chữ dài ra để đọc.
  • Biết trọng âm là gì, và ở đâu?
  • Biết sử dụng trọng âm khi đọc sách và nói chuyện.
  • Biết cách học từ vựng sau cho mau thuộc, nhớ dai.

Nội Dung Lớp Học:

Chắc hẳn nhiều bạn đã biết, trong tiếng Anh có 26 chữ cái, và 44 ngữ âm. Mỗi một chữ cái có thể là một ngữ âm ví dụ như B thì luôn luôn là âm /b/. Trong khi đó chữ C thì có thể phát âm là /k/ và cũng có thể phát âm là /s/. Và ngược lại một ngữ âm cũng có thể viết bằng 2 chữ cái gộp chung lại chẳng hạn như âm /ʃ/ được viết là SH, cũng có thể được viết là CH, hoặc TI, hoặc SI.

Trọng tâm của lớp này là sẽ giúp bạn phát âm được tất cả các ngữ âm, nhận biết các ngữ âm qua mặt chữ, ráp các ngữ âm thành từ vựng theo cách đánh vần.

Bài 1: Luyện Cơ Miệng cho tiếng Anh

Ngữ âm tiếng Anh dùng nhiều khẩu hình hơn tiếng Việt. Một số âm hoàn toàn không có trong tiếng Việt như /th/, /dʒ/ nên mỗi khi gặp phải các âm này làm cho học sinh rất lúng túng. Để phát âm được rõ, và dễ ta cần biết sử dụng lưỡi, môi, miệng như thế nào, và sử dụng chúng một cách nhuần nhuyễn, uyển chuyển. 5 bài tập thể dục luyện cơ miệng sẽ giúp bạn phát âm nhanh mà rõ hơn.

Bài 2: Phụ Âm Đơn 

Ngày đầu tiên bạn sẽ học phát âm 20 phụ âm đơn, như /b/, /k/, /d/. Lý do bài đầu tiên chúng tôi cho học rất nhiều phụ âm, vì bạn cần phải có phụ âm này bạn mới có thể ghép chữ vào bài 2. Nhưng bạn yên tâm nếu bạn không thể thuộc trong bài học này bởi vì chúng ta sẽ gặp lại các phụ âm này mỗi ngày, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để luyện tập đến khi nhuần nhuyễn. Có một số phụ âm, không có trong tiếng Việt, và có một số âm không có ở một số vùng miền ở Việt Nam, do người ở vùng miền đó tự đổi âm, ví dụ người miền tây không có âm /r/, một số người miền bắc không có âm /L/. Bạn sẽ được luyện tất cả các âm đó dù bạn đang tin là bạn bị ngọng âm đó, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đến hết ngọng.

Bài 3: Âm /æ/

Bạn sẽ được học nguyên âm đầu tiên trong bảng chữ cái đó là âm /æ/. Bạn sẽ hiểu phát âm như thế nào? Biết được âm /æ/ được viết như thế nào. Và bạn được hướng dẫn ghép với các phụ âm đã học ở bài 1 để đọc chữ. Bạn sẽ được hướng dẫn, thực tập phát âm ngay tại lớp, được giáo viên chỉnh sửa, khi cần.

Bài 4: Âm /ɒ/

Tiếp theo âm /æ/ của bài 2, bạn sẽ học âm /ɒ/ có hình dạng ra, các mặt chữ nào sẽ được phát âm là /ɒ/. Tương tự như bài trên bạn sẽ được học cách ghép âm, ráp vần.

Bài 5: Ôn Lại Phụ Âm Đơn, Học Âm /e/

Tương tự như những ngày trước, bạn sẽ học âm /e/, cách nhận dạng âm /e/ qua mặt chữ, ghép âm, đánh vần, tập phát âm theo từ vựng, và theo câu.

Bài 6: Âm /i/

Tương tự như những ngày trước, bạn sẽ học âm /i/, cách nhận dạng âm /i/ qua mặt chữ, ghép âm, đánh vần, tập phát âm theo từ vựng, và theo câu. Âm /i/ này không có trong tiếng Việt nên rất nhiều bạn gặp khó khăn.

Bài 7: Âm /ʌ/

Chữ U  khi nào sẽ được phát âm là /ʌ/, tập ghép với phụ âm, tập phát âm  /ʌ/ với phụ âm, tập đọc câu. Âm  /ʌ/ này rất thường bị phát âm nhầm sang âm khác.

Bài 8: Âm tiết là gì? Cách tính âm tiết

Trong tiếng Việt mỗi từ chỉ có một âm, nhưng trong tiếng Anh một từ có thể có nhiều âm. Mỗi một âm nhỏ đó được gọi là âm tiết, để dễ dàng đọc / phát âm tiếng Anh, ta cần biết cách chia tách những từ trong tiếng Anh ra thành âm tiết. Bạn sẽ học cách tính âm tiết trong một từ, cách chia tách một từ ra từng âm tiết để đọc/nói.

Bài 9: Âm /ei/

Âm /ei/ được viết như thế nào? Phát âm như thế nào mới là chuẩn. Tập nhận dạng các mặt chữ có âm /ei/, tập đọc từ, tập đọc câu.

Bài 10: Âm /i:/

Âm /i:/ được viết như thế nào? Phát âm như thế nào mới là chuẩn. Tập nhận dạng các mặt chữ có âm /i:/, tập đọc từ, tập đọc câu.

Bài 11: Âm /s/ vs /ʃ/

Rất ít người Việt gặp trở ngại khi phát âm /ʃ/. Điều trở ngại lớn là không phân biệt khi nào phát âm là /s/ khi nào là /ʃ/ mà cứ dùng theo ý thích của mình.

Bài 12: Âm /ai/

Âm /ai/ được viết như thế nào?  Tập nhận dạng các mặt chữ có âm /ai/, tập đọc từ, tập đọc câu.

Bài 13: Âm /oʊ/

Âm /oʊ/ được viết như thế nào?  Tập nhận dạng các mặt chữ có âm /oʊ/, tập đọc từ, tập đọc câu.

Bài 14: Âm /u:/, /ju:/ và /ʊ/

Âm bài 14 không quá phức tạp để luyện phát, điểm phức tạp ở đây là khi nào phát âm là /u:/, khi nào phát âm là /ju:/, hay là /ʊ/.

Bài 15: Kiểm Tra Chất Lượng

Bạn đã học hết 11 nguyên âm và 22 phụ âm trong tiếng Anh. Đã đến lúc kiểm tra chất lượng xem bạn đã nhớ được bao nhiêu âm, đã thành thạo bao nhiêu âm. Cách ghép âm của bạn đã mượt đến đâu?

Bài 16: Âm Hơi vs Âm Giọng

Âm Hơi là những âm chúng ta dùng hơi ở môi, mũi để tạo ra, còn âm giọng là khi chúng ta dùng thanh quản để phát âm. Tại sao ta cần hiểu và phân biệt ra 2 loại âm này? Nó có giúp gì cho ta khi phát âm hay không? Khi bạn hiểu và phân biệt 2 loại âm này, bạn sẽ dễ dàng biết được cách phát âm -ED, -S, và ES. Chỉ cần một giờ học thôi bạn sẽ không còn mơ hồ với -ED, -S, -ES nữa. Hầu hết người Việt rất yếu khi phát âm những âm trên.

Bài 17: Quy Tắc Phát Âm -ED

Bài này sẽ giải mã cho bạn tất tần tật về cách phát âm -ED. Khi bạn đã nắm được nguyên tắc. Thế như vì thói quen phát âm của tiếng Việt, hầu hết ta đều bỏ qua âm cuối này. Nhưng đối với tiếng Anh âm cuối này mang ý nghĩa rất quan trọng. Cho nên ta phải luyện tập để phát âm đúng 100%.

Bài 18: Âm /θ/ và Âm /ð/

2 âm này không có trong tiếng Việt nên 2 âm này thường gây khó khăn cho người Việt. Đặc biệt hơn nữa là âm /θ/ và âm /ð/ đều được viết là TH, vậy là sao để ta phân biệt khi nào là /θ/ và khi nào là /ð/.

Bài 19: WH

WH có thể phát âm bằng 2 âm khác nhau. Khi nào phát âm thế nào?

Bài 20: Âm /f/

Âm /f/ chúng ta đã được học ở bài 1, hôm nay nói đến cách viết khác nhau của âm /f/: F, PH, và UGH. Âm /f/ này đặc biệt là hơi gây khó khăn cho học sinh khi ở âm đuôi, và thường nhầm với âm /v/.

Bài 21: G và C

Bài 1 ta đã học phát âm G và C. Nhưng chữ này có 2 cách phát âm khác nhau. Bạn sẽ được tập luyện để phát âm theo mặt chữ để thành thói quen.

Bài 22: Âm /tʃ/

Âm /tʃ/ thường được viết là CH trong tiếng Việt ta có âm này nên phát âm này sẽ dễ dàng, tuy vậy tiếng Việt lại không có âm đuôi thành ra dù ta biết phát âm, nhưng vẫn thường bỏ âm đuôi. Bạn sẽ được luyện phát âm /tʃ/ ở đuôi và bạn cũng được học 3 cách viết khác của âm/tʃ/.

Bài 23: Âm L và R đuôi

Chữ L và chữ R trong tiếng Anh rất là đặc biệt bởi vì khi đứng ở đầu hoặc giữa sẽ có âm khác, còn ở âm cuối sẽ có âm khác. Mà đặc biệt nhất là nó không có trong bảng phiên âm tiếng Anh, thế mới khổ chứ. Bài này bạn sẽ được đặc biệt hướng dẫn phát âm 2 chữ L và R ở đuôi. 2 chữ này ở đuôi sẽ phát âm chỉ có phân nửa ngữ âm của nó, và nó luôn luôn bóp méo các nguyên âm trước nó.

Bài 24: Âm /a:/

Âm /a:/ khá đơn giản để phát âm, cũng không phức tạp để nhận diện.

Bài 25: Âm /o:/

Bài 26: Âm /ɜ/

Bài 27: Âm /ə/

Âm này chúng tôi đặt cho nó cái tên là âm “bí" bởi vì khi nào “bí" thì ta thường dùng âm này. Nhưng trong tiếng Anh âm này là âm phổ thông nhất bởi nó dùng để thay thế các âm mà không phải là trọng âm.

Bài 28: Trọng Âm Tiếng Anh

Lý do hàng đầu mà người nước ngoài khó hiểu tiếng Anh của người Việt vì ta bỏ sai trọng âm, hoặc không có trọng âm. Trọng âm cũng giống như bỏ dấu tiếng Việt vậy. Chắc bạn cũng thấy khó hiểu khi người nước ngoài nói tiếng Việt nói sai dấu.

Bạn sẽ được hướng dẫn tìm trọng âm và bạn được hướng dẫn là sao để luyện âm điệu tiếng Anh.

Bài 29: Âm /oi/

Bài 30: âm /ɑʊ/

Bài 31: Âm /ʊə/

Âm dễ bị phát âm nhầm khi dùng tiếng việt

Bài 32: Âm /iə/

Âm dễ bị phát âm nhầm khi dùng tiếng việt

Bài 33: Âm /eə/

Âm dễ bị phát âm nhầm khi dùng tiếng việt

Bài 34: Âm /ng/

Âm /ng/ là một trong những âm không có trong tiếng Việt. Cách phát âm của nó rất dễ nhầm sang âm /n/.

Bài 35: Phụ Âm Ghép

Rất nhiều phụ âm ghép trong tiếng Anh không có trong tiếng Việt như: SL, ST, STR, SP, … làm sao để quyện 2, 3 phụ âm lại vào nhau chứ không phải phát âm từng âm rời.

Bài 37: Phụ Âm Ghép Cuối

Nếu phụ âm ghép đã là một thách đố để phát âm, thì phụ âm ghép cuối sẽ là một cực hình. Có lẽ vậy mà hầu hết học sinh bỏ phát âm âm cuối luôn cho tiện.

This is a block of text. Double-click this text to edit it.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Copyright © 2022-2024 CARDLISH.COM
linkedin facebook pinterest youtube rss twitter instagram facebook-blank rss-blank linkedin-blank pinterest youtube twitter instagram