Năm 2015 tôi từ Mỹ về Việt Nam du lịch, một bạn học cũ của tôi hỏi: “Sang Mỹ tôi đã học tiếng Anh như thế nào?” Tôi trả lời một cách vô tư “thì đến trường học thôi.” vì chưa hiểu ý bạn tôi muốn nói gì. Bạn tôi vặn vẹo hỏi lại: “Biết là đến trường học nhưng học cách nào? Vì tao cho con đi học tiếng Anh mấy năm rồi, nhưng tao thấy tiếng Anh nó vẫn dở lắm.” Lúc đó tôi mới hiểu ý của bạn tôi. Tôi trả lời:
“Với người lớn khi sang Mỹ học thì họ vẫn dạy như học ở Việt Nam vậy là học phát âm, học từ vựng, học văn phạm, học đặt câu. Còn cho trẻ em thì họ dạy phương pháp khác, dạy mặt chữ, dạy đánh vần.”
Bạn tôi hỏi lại: “Dạy đánh vần như thế nào?” Tôi trả lời tiếp: “Tiếng Anh nó có một số quy tắc đánh vần, hay phát âm nhất định của nó. Ví dụ như chữ S nằm giữa 2 nguyên âm sẽ được phát âm là /zzzzzz/. Chữ AI được phát âm là /ây/”
Bạn tôi hỏi: “làm sao để tao tìm ra những tài liệu này?”
Tôi trả lời: “đầy trên mạng ấy.”
Ngay lúc đó bạn tôi đưa ra một yêu cầu. “Thôi mày rành mày kiếm tài liệu gửi cho tao được không?” Tôi trả lời “đơn giản thôi, để tao gửi cho”
Tôi trở về và làm theo yêu cầu của bạn tôi, tôi tìm những trang web, những tài liệu liên quan đến cách phát âm, đánh vần tiếng Anh, gửi cho bạn tôi.
Bạn tôi xem qua, rồi hỏi lại: “Tại sao Việt Nam không dùng phương pháp này để dạy tiếng Anh ở Việt Nam hả?” Tôi nói: “I don’t know.” Nhưng cái tính tò mò của tôi lại nổi lên, tôi cũng muốn biết muốn hiểu tại sao ở Việt Nam không dạy đánh vần tiếng Anh như ở Mỹ. Mà ngay cả các trung tâm tiếng Anh lớn, uy tín ở Việt Nam cũng không dạy phương pháp này.
Tôi đi tìm hiểu thêm nữa thì được biết phương pháp đánh vần tiếng Anh không phù hợp dạy cho người học ngôn ngữ thứ hai chẳng hạn như người Việt học tiếng Anh vì lý do là người học ngôn ngữ thứ 2 không nghe đủ các ngữ âm và các vần để có thể nhận thức được âm vần trong tiếng Anh.
Tôi không thể chối cãi nhận xét trên vì nó đã được trải qua nhiều chương trình nghiên cứu. Nhưng tôi lại nghĩ rằng nếu chưa nghe đủ thì học sinh có thể nghe thêm nhiều lần thì sẽ nghe đủ để nhận biết ngữ âm chứ gì.
Sự thật lại không đơn giản như tôi tưởng bởi vì học sinh chỉ có thể đến lớp một tuần vài giờ, mà đến lớp thì đâu phải lúc nào cũng có giáo viên bản địa để phát âm giọng chuẩn cho học sinh nghe.
Từ đó hình thành trong đầu tôi một ý tưởng làm sao để đem phương pháp đánh vần tiếng Anh đơn giản này đến học sinh Việt Nam mà không phải lệ thuộc vào giáo viên bản địa, thậm chí là làm sao để học sinh có thể tiếp cận với âm vần tiếng Anh nhiều nhất có thể.
Câu trả lời chỉ có một bởi vì học sinh không thể đến ở với người bản địa thì chỉ còn cách mang người bản địa về nhà để họ nói cho mình nghe.
Thế là Bộ Thẻ Học Âm Vần Cardlish được hình thành. Dựa trên cách quy tắc phát âm và đánh vần đã có sẵn của chương trình giáo dục ở Mỹ. Chúng tôi mang áp dụng vào 17,000 từ vựng thông dụng trong tiếng Anh, và phân tách nó ra thành từng âm, từng vần.
Sau khi đã phân tích xong phần tài liệu. Chúng tôi tiến hành đến thiết kế làm sao để học sinh có thể dễ dàng nhất học được cách phát âm, và đánh vần, đồng thời học sinh phải được nghe các âm, các vần này không giới hạn. Chúng tôi phải nhờ đến chuyên gia ngôn ngữ học để ghi âm giọng phát âm chuẩn cho từng âm, vần trong tiếng Anh.
Sau cùng là chọn lựa phương án đưa tài liệu này đến tay học sinh. Qua nhiều khảo sát đã thực hiện ở Mỹ, Canada, và Anh Quốc trong những năm gần đây chứng minh rằng đọc trên giấy nhớ nhiều hơn, hiểu sâu hơn là đọc trên màn hình. Đọc trên giấy đỡ mỏi mắt và tập trung hơn là đọc trên máy tính hay trên điện thoại. Chính vì lý do này chúng tôi quyết định phát hành tài liệu học Âm Vần Tiếng Anh Cardlish trên giấy qua dạng thẻ. Bởi vì thẻ nhỏ, gọn nhẹ nằm trong lòng bàn tay, hơn nữa học sinh có thể chỉ cần 10-20 thẻ để học một lần. Tuy là in trên giấy chúng tôi vẫn có thể kết hợp với điện thoại di động để học sinh nghe phát âm.
Chọn lựa phương pháp in ấn, chúng tôi đắn đo không ít bởi vì mực trên giấy có thể mờ, giấy có thể bị thấm nước, rách khi sử dụng. Cho nên chúng tôi đã chọn giấy tốt nhất, dày nhất để in và để đảm bảo cho chữ không bị phai màu, thẻ không bị thấm nước chúng tôi đã cho bọc nhựa 2 mặt để đảm bảo học sinh phải thuộc bài trước khi thẻ bị hư.
Theo chuyên gia in ấn tư vấn cho chúng tôi, với chất liệu này thì bộ thẻ sử dụng được 2-3 năm vẫn không hề hấn gì.
Chúng tôi tin rằng với bộ thẻ Cardlish, việc học tiếng Anh ở Việt Nam sẽ chuyển sang một giai đoạn mới. Học tiếng Anh sẽ tốc độ hơn, phát âm tiếng Anh sẽ chuẩn hơn, học sinh học tiếng Anh sẽ không còn khó khăn khi học từ vựng, vì từ giờ trở đi học sinh có thể đánh vần khi gặp từ mới.
Chúc bạn thành công. Tìm hiểu thêm về Cardlish, liên hệ với chúng tôi.